Doanh nghiệp gạo rời cuộc chơi vì điều kiện xuất khẩu ngày càng khắt khe

 

Các thị trường nhập khẩu của mặt hàng gạo Việt ngày càng đưa ra những yêu cầu khắt khe, tạo ra nhiều thách thức hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Hiệu quả kinh doanh không được như kỳ vọng khiến nhiều doanh nghiệp nản lòng, thậm chí quyết định từ bỏ mảng kinh doanh gạo.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo “rời cuộc chơi” vì kinh doanh khó khăn. Trong ảnh là nhân công vận chuyển gạo đi tiêu thụ tại chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Philippines - một trong những thị trường chủ lực của doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam - vừa có động thái mới liên quan đến việc mua gạo từ nước ngoài. Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) cân nhắc việc sử dụng các biện pháp “phi thuế quan” nhiều hơn, mà cụ thể là đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh và kiểm dịch thực vật nhằm điều chỉnh hoạt động nhập khẩu gạo.

Theo đó, Philippines có thể giảm giới hạn dư lượng tối đa (MRL) đối với hàm lượng thuốc trừ sâu của gạo nhập khẩu xuống gần bằng 0. Đồng thời, yêu cầu các lô hàng phải qua phân tích rủi ro dịch bệnh gây hại…

Theo tìm hiểu của Thời Báo Kinh Tế SG Online, động thái nêu trên được đưa ra nhằm nỗ lực giúp nông dân Philippines đối phó với việc giá gạo giảm tại trang trại sản xuất trong nước, do gạo nhập khẩu giá rẻ tràn ngập thị trường.

Được biết, câu chuyện ở trên bắt đầu từ việc Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ký ban hành Đạo luật số 11203 (Luật tự do hóa nhập khẩu, xuất khẩu và thương mại mặt hàng gạo nhằm dỡ bỏ cơ chế hạn ngạch đối với việc nhập khẩu mặt hàng gạo và thực hiện những mục đích khác) vào ngày 15-2-2019 nhằm chuyển đổi cơ chế nhập khẩu gạo từ áp dụng hạn ngạch sang cơ chế thuế hóa.

Theo đó, Đạo luật 11203 xóa bỏ hoàn toàn quy định về hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng gạo và thay vào đó áp dụng thuế nhập khẩu 35% từ các quốc gia khối Đông Nam Á (ASEAN), trong đó, có Việt Nam.

Việc thay đổi cơ chế chính sách như nêu trên đã giúp xuất khẩu gạo Việt Nam vào Philippines có sự tăng trưởng đột biến về lượng, mà cụ thể trong 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gạo Việt Nam vào quốc gia này đạt 1,46 triệu tấn với trị giá xuất khẩu đạt gần 590 triệu đô la Mỹ, tăng đến 218,8% về khối lượng, nhưng giá trị chỉ tăng 171,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu bình quân sang Philippines trong 7 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 402,9 đô la Mỹ/tấn, giảm đến 14,9% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy, hiệu quả kinh doanh xuất khẩu gạo đang sụt giảm.

Bên cạnh việc cân nhắc áp dụng các biện pháp "phi thuế quan", phía Philippines đã đồng ý cho DA áp dụng "thuế tự vệ" đối với nhập khẩu gạo, trong đó có Việt Nam, theo lời giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long xác nhận với TBKTSG Online.

Theo đó, vị này cho biết, thông qua các đạo luật trong nước, phía Philippines có thể áp "thuế tự vệ" đối với gạo nhập khẩu từ 30 đến 80% đối với phần khối lượng vượt qua khối lượng tối thiểu được hưởng thuế ưu đãi là 350.000 tấn.

Như vậy, nếu "thuế tự vệ" được thực thi cộng với mức thuế áp dụng theo Đạo luật 11203, thì thuế xuất khẩu gạo vào Philippines sẽ rất lớn. Điều này, có thể đẩy việc xuất khẩu gạo của các nước, trong đó, có Việt Nam vào Philippines rơi vào bế tắc.

Trước đó, thị trường Trung Quốc- vốn là thị trường chiếm khoảng 35% tổng lượng gạo xuất khẩu hàng năm của Việt Nam - cũng đưa ra những quy định khắc khe, khiến doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam hầu như không khai thác được gì ở thị trường này.

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho biết, Trung Quốc đưa ra quy định, gạo Việt Nam muốn xuất khẩu vào thị trường này phải đảm bảo quy định như: thời gian xông trùng phải đạt 120 giờ; mẫu kiểm tra phải được đưa đến cơ sở của Trung Quốc kiểm nghiệm; bao bì, nhãn mác phải ghi đầy đủ thông tin về xuất xứ hàng hóa theo thông lệ quốc tế và được cơ quan kiểm nghiệm của Trung Quốc đóng dấu.

Trong bối cảnh một số thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam ngày càng yêu cầu những quy định khắc khe, không ít doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng tỏ ra chán nản.

Vị giám đốc doanh nghiệp nêu trên than thở: “Xuất khẩu gạo bây giờ quá khó, lợi nhuận cũng không được bao nhiêu”.

Trong khi đó, ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát (Bến Tre) xác nhận khi trao đổi với TBKTSG Online rằng, đơn vị này đã quyết định từ bỏ mảng gạo trong hoạt động kinh doanh của Thịnh Phát.

Lý do được ông Tuấn của Thịnh Phát đưa ra đơn giản vì tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo không còn hiệu quả, cho nên, đơn vị này quyết định ngưng.

Còn nhận định chung về tình hình xuất khẩu gạo từ nay đến cuối nay, ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia phân tích ngành lúa gạo nhấn mạnh: “Chắc chắn tiếp tục khó”.

Theo lý giải của ông Bích, vì sản lượng gạo thế giới vẫn lớn, trong khi xu thế giá xuất khẩu gạo thế giới giảm, cho nên, các nước nhập khẩu sẽ thuận lợi hơn so với các nước xuất khẩu. “Bởi, họ (nước nhập khẩu) có nhiều lựa chọn”, ông nói.

Riêng với Việt Nam, theo đánh giá của ông Bích, sẽ càng khó hơn vì phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, trong khi xuất khẩu sang đây khó khăn nên doanh nghiệp tìm các thị trường khác thay thế như châu Phi.

“Tuy nhiên, trong bối cảnh giá xuống, thì lợi thế cạnh tranh của Việt Nam ở châu Phi không lớn vì chi phí vận chuyển cao hơn so với Ấn Độ- đối thủ cạnh tranh của Việt Nam”, ông cho biết và nói rằng Ấn Độ xuất khẩu hiện cũng khó khăn, tức muốn đẩy mạnh bán ra, cho nên, Việt Nam cạnh tranh với Ấn Độ ở châu Phi là kém.

Một yếu tố khác được ông Bích đưa ra, đó là thị trường Trung Quốc cũng đang tìm cách đẩy gạo chất lượng kém, giá thấp sang châu Phi nên càng khó hơn cho Việt Nam.

Theo TBKTSG Online

Tin liên quan

Về chúng tôi


* Công ty TNHH Sumi&Suki - Khu vực Miền Trung, Tây Nguyên
- Trụ sở: 90-92 Trần Nam Trung, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
+ Hotline: 090 646 6045 - S&S.Đà Nẵng; 0787 575 515 - S&S.Quảng Ngãi; 090 868 9030 - S&S.Huế; 090 646 6080 - S&S.Nghệ An.
* Công ty TNHH Sumi&Suki - Khu vực Miền Nam
- Số 37 đường Tiền Lân 12, ấp Tiền Lân 1, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM
+ Hotline: 090 848 7475
* Công ty TNHH Sumi&Suki - Khu vực Miền Bắc
- Thôn Cầu Thăng Long, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
+ Hotline: 0788 505 515

* Công ty CP Nông Sản Cỏ Thơm
- Nhà máy: Ấp Rừng Sến, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
+ Hotline: 090 646 6169

* Công ty CP Ẩm Thực Cỏ Thơm
- Số 24-26 đường Hải Phòng, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
+ Hotline: 0788 554 555

Hotline: - 0788 545 545 (Sumi&Suki)/ 090 848 7475 (Miền Nam)/ 090 646 6045 (Miền Trung - Tây Nguyên)/ 0788 505 515 (Miền Bắc)

Tel: (+84) 236 3606 333

Email: info@sumisuki.com.vn; website: www.sumisuki.com.vn / www.cothom.com.vn

Copyright ® 2018 Sumi&Suki . Được phát triển bởi Hifiveplus